Thông tin An toàn điện - tiết kiệm điện chi tiết
EVN SPC phát động phong trào hưởng ứng "Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018"
Nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Tạo sự chuyển biến thật sự về ý thức, nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động để đảm bảo ATVSLĐ trong hoạt động sản xuất của đơn vị; Đẩy mạnh thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ tại các đơn vị; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khoẻ người lao động; chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ngăn ngừa sự cố máy móc thiết bị, sự cố cháy nổ trong toàn Tổng công ty Điện lực miền Nam.
Ảnh: minh họa
EVN SPC đã yêu cầu các đơn vị thành viên tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của đông đảo người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức đoàn thể, xã hội tại địa phương vào công tác ATVSLĐ.
Theo Văn bản số 1154/EVN-AT+TCNS ngày 12/3/2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam V/v triển khai tháng hành động và tổng kết, khen thưởng ATVSLĐ-PCCN ngành Công Thương năm 2017. Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018 được phát động với chủ đề “Chủ động các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”; Thời gian hưởng ứng: Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018 được phát động trên phạm vi cả nước từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 năm 2018; |
Các hoạt động trong tháng hành động về ATVSLĐ như sau:
- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về ATVSLĐ-PCCN năm 2018 để phòng ngừa, kiểm soát các nguy cơ rủi ro, tai nạn đảm bảo ATVSLĐ-PCCN nơi làm việc. Chương trình, kế hoạch hành động phải được phổ biến rộng rãi, hướng dẫn đến toàn thể CBCNV trong toàn đơn vị nắm rõ để triển khai thực hiện; Trong đó Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo tháng hành động để chỉ đạo các đơn vị cơ sở việc thực hiện các hoạt động nhằm tích cực hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018. Phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo của Đơn vị.
- Tổ chức ký cam kết thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc trong các phân xưởng, đội, nhà máy, tổ sản xuất;
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; sát hạch định kỳ về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, người quản lý, người làm công tác an toàn và người lao động theo đúng quy định;
- Rà soát trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại; trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Tổng công ty về công tác ATVSLĐ-PCCN tại đơn vị, cơ sở, tổ sản xuất;
- Tổ chức tự kiểm tra an toàn thiết bị, máy móc, nhà xưởng,... và việc chấp hành các quy định, quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với từng loại máy móc, thiết bị;
- Phân công cán bộ lãnh đạo, cán bộ an toàn tăng cường công tác kiểm tra và chụp ảnh từng vị trí làm việc tại hiện trường. Thường xuyên tổ chức kiểm tra phát hiện các điểm mất an toàn, lãnh đạo các cấp phải có trách nhiệm đề ra các biện pháp để loại trừ ngay. Khi phát hiện các lỗi vi phạm cần xử lý nghiêm khắc, tổ chức rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị;
- Thực hiện kiểm định, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thiết bị thông gió, hút bụi, hơi khí độc, trang bị bổ sung phương tiện PCCC...;
- Rà soát và xử lý các vị trí nguy hiểm trên lưới điện phát sinh trong phạm vi quản lý nhằm bảo đảm an toàn khi làm việc tại những vị trí này;
- Tổ chức cho người lao động khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Thực hiện quan trắc môi trường lao động ở những nơi có yếu tố độc hại. Tập huấn về các phương pháp sơ cấp cứu ban đầu, cấp cứu người bị điện giật, hô hấp nhân tạo…;
- Tuyên truyền, phát động đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018. Cụ thể:
- Về khẩu hiệu cổ động Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 “Chủ động các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”;
- Tổ chức cuộc mít tinh, làm lễ phát động toàn thể CBCNV trong toàn đơn vị hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018;
- Thực hiện treo các băng rôn, panô, phát tờ rơi, treo tranh áp phích ATVSLĐ ở văn phòng, nhà xưởng…;
- Phối hợp với Công đoàn, phát động toàn thể CBCNV thi đua đảm bảo ATVSLĐ trong năm 2018, tổ chức cho các Điện lực, Chi nhánh điện, Đội, Tổ... đăng ký cơ sở đảm bảo ATVSLĐ, không xảy ra tai nạn lao động, sự cố lưới điện, sự cố cháy nổ;
- Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình người lao động trong đơn vị bị tai nạn lao động, người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
12. Rà soát các phương án phòng chống TNLĐ và phương án cấp cứu các dạng TNLĐ thường gặp trong lao động sản xuất hàng ngày để sửa đổi, bổ sung cho đầy đủ phù hợp với thực tế của đơn vị mình;
13. Tổ chức sơ, tổng kết để khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ-PCCN năm 2017 và sau khi kết thúc Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018;
14. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo, báo cáo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành;
15. Các hoạt động khác, tùy thuộc vào tình hình đơn vị như:
- Tổ chức hội thi, viết bài về đề tài ATVSLĐ, tổ chức triển lãm các hình ảnh về hoạt động ATVSLĐ, bảo vệ môi trường, thực hiện các công trình cải thiện điều kiện lao động của đơn vị, cơ sở;
- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, nói chuyện chuyên đề về ATVSLĐ, phổ biến các quy định pháp luật về ATVSLĐ, tổ chức phát thanh các bài viết, thông tin của báo đài về chính sách cho người lao động;
- Các đơn vị chủ động tham gia các hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 2 năm 2018 do Ban Chỉ đạo địa phương tổ chức.
HK - Ban QHCĐ EVNSPC Theo evnspc.vn |